Chuyên đề biểu đồ đoạn thẳng Toán 7

Tài liệu gồm 67 trang, bao gồm tóm tắt lí thuyết và hướng dẫn giải các dạng bài tập chuyên đề biểu đồ đoạn thẳng trong chương trình môn Toán 7.

PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian. Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng gồm:
– Trục ngang biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm (số dân).
– Trục đứng biểu diễn (năm).
– Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm.
– Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng.
– Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.
– Dựa vào biểu đồ đoạn thẳng, ta có thể xác định xu hướng tăng hoặc giảm của số liệu trong một khoảng thời gian nhất định.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI TẬP.
Dạng 1: Đọc biểu đồ đoạn thẳng.
– Biết quan sát biểu đồ đoạn thẳng.
– Các đầu mút của mỗi đoạn thẳng dóng xuống trục nằm ngang ứng với một điểm, điểm đó cho ta biết dữ liệu.
– Các đầu mút của mỗi đoạn thẳng dóng ngang sang trục thẳng đứng ứng với một điểm, điểm đó cho ta biết dữ liệu.
Dạng 2: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng, ta thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Vẽ trục ngoang và trục đứng. Đánh dấu thời gian trên trục ngang, chọn đơn vị trên trục đứng.
– Bước 2: Chấm các điểm biểu diễn giá trị của đại lượng theo thời gian. Có thể thay dấu chấm bằng các dấu định dạng khác.
– Bước 3: Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng đoạn thẳng.
– Bước 4: Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và ghi tiêu đề cho biểu đồ.
PHẦN III. BÀI TẬP TƯƠNG TỰ.

Ghi chú: Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về:
Facebook: TOÁN MATH
Email: [email protected]